8 cách hiệu quả giải quyết xung đột nơi công sở

471 lượt xem
Xung đột nơi công sở

Môi trường công sở là nơi tập hợp những người với những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì thế, việc xung đột, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để giải quyết chúng nhưng vẫn giữ được hòa khí giữa mọi người?

Xung đột 4

Ở môi trường công sở, việc xung đột, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi.

Luôn nhã nhặn và dùng từ ngữ đúng mực

Trong các cuộc họp hay chỉ là những câu chuyện phiếm với đồng nghiệp, nếu xảy ra bất đồng trong suy nghĩ, mỗi người thường dùng những lời lẽ cứng rắn, đanh thép để bảo vệ quan điểm của mình. Dù thế nào thì bạn cũng nên biết khéo léo trong ứng xử, điều tiết ngữ khí và thận trọng khi lựa chọn từ ngữ.

Bạn vẫn có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột bằng cách nói lên quan điểm. Và giải thích cách nghĩ của mình với những từ ngữ lịch sự, nhã nhặn nhưng không kém phần thuyết phục. Thay vì nói: “Suy nghĩ/cách làm của anh sai rồi” thì bạn có thể nói:“Theo tôi, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề đó kỹ hơn”.

Xung đột 1

Dù thế nào, bạn cũng nên biết khéo léo trong ứng xử, điều tiết ngữ khí và thận trọng khi lựa chọn từ ngữ.

Hài hước cũng là cách tốt

Khi ý kiến khác nhau, khó có người nào có thể giữ được tâm trạng tốt. Nói chi đến 1 trạng thái vui vẻ, niềm nở. Nhưng thực sự tỏ ra hài hước lúc này chính là 1 chìa khóa hóa giải xung đột hiệu quả. Khiến bầu không khí đang “nóng như lửa” được hạ nhiệt đáng kể.

Sự hài hước ở đây cũng có liên quan đến cách dùng từ ngữ. Ví dụ bạn đang chủ trì buổi họp nhưng cấp dưới có vẻ phớt lờ không tập trung lắng nghe, thay vì giận dữ đập bàn la lối, hãy nhắc nhẹ bằng câu: “Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục sau khi đã nạp năng lượng bằng một tách cà phê cho tỉnh táo chăng?”.

Thái độ tích cực

Luôn giữ thái độ tích cực cũng là cách giúp các mâu thuẫn được giải quyết tốt hơn, nhanh hơn.

Khi cấp trên giải quyết các bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong nhóm, hãy chấp nhận quyết định của họ. Ngay cả khi bạn cho rằng quyết định đó của sếp là sai lầm đi chăng nữa. Thì đó cũng là đánh giá của họ và chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Chống đối không phải một hành động sáng suốt đâu.

Đồng thời, bạn cũng không nên tiếp tục phàn nàn về 1 quyết định đã được lãnh đạo đưa ra. Hãy luôn có thái độ tích cực trong quá trình làm việc, tránh tình trạng khó chịu, không thoải mái làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc chung.

Xung đột 5

Luôn giữ thái độ tích cực cũng là cách giúp các mâu thuẫn được giải quyết tốt hơn, nhanh hơn.

Tìm kiếm giải pháp hòa giải

Mâu thuẫn với đồng nghiệp là điều không tránh khỏi khi đi làm. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn đã xây dựng. Hãy cố gắng giải quyết nó bằng cách nói chuyện trực tiếp với họ. Tốt nhất, chỉ nên có 2 người với nhau để không ai cảm thấy xấu hổ hay không thoải mái.

Có thể cuộc nói chuyện ấy không hóa giải được khúc mắc. Nhưng bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để duy trì thái độ lịch sự và tính chuyên nghiệp của bản thân trong mọi tình huống sau này. 

Nắm bắt trọng tâm vấn đề

Trong mọi cuộc tranh cãi, xung đột, bạn cần dành 1 chút thời gian để tìm hiểu nguyên nhân. Biết nguyên nhân sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc vấn đề phát sinh. Chứ không chỉ đơn giản là xử lý các triệu chứng nổi trên bề mặt. 

Xung đột

Trong mọi cuộc tranh cãi, xung đột, bạn cần dành 1 chút thời gian để tìm hiểu nguyên nhân.

Xem xét lỗi sai ở bản thân

Đa số trong các cuộc mâu thuẫn, ai cũng sẽ cho rằng bản thân mình đúng, còn đối phương thì sai. Nên cần rất nhiều dũng cảm và sự khiêm nhường mới thừa nhận được rằng mâu thuẫn là do bạn gây ra.

Nếu bạn nhận ra lỗi sai, hãy dành thời gian kiểm điểm và thay đổi bản thân. Học cách nghĩ trước khi nói để không gây ra thị phi ở nơi làm việc.

Im lặng và rút lui đúng lúc

Bất luận ai đúng ai sai, nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng căng thẳng. Và thái độ của hai phía có nguy cơ mất kiểm soát thì bạn hãy chủ động dừng lại.

Sau đó, bạn có thể tìm hiểu lại vấn đề, khi đã đủ khả năng chứng minh quan điểm của mình. Thì hãy tranh luận lại với đối phương vào một dịp khác với đầy đủ kỹ năng thuyết phục hơn.

Xung đột 2

Nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng căng thẳng, bạn hãy chủ động dừng lại.

Kết thúc mối quan hệ

Nếu những xung đột quá trầm trọng và bạn không thể giải quyết dù cố gắng hết sức. Hãy cân nhắc việc từ bỏ và ra đi tìm những cơ hội việc làm mới. Biết đâu môi trường mới sẽ phù hợp với năng lực và tính cách của bạn. 

Chúng ta ai cũng tồn tại cái tôi rất lớn. Và không phải ai cũng dễ dàng đặt cái tôi xuống để thỏa hiệp. Nhưng mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình hơn để đặt cái tôi xuống đúng lúc. Chúng sẽ giúp bạn vượt qua mọi xung đột, mọi khó khăn khi đi làm. Chúc các bạn luôn thành công!

Xem thêm: Làm thế nào để làm việc tại nhà hiệu quả?

 

Phone