5 chiếc Stylus giúp việc thiết kế đồ họa trở nên dễ dàng hơn

440 lượt xem
Top stylus

Stylus có lẽ là dụng cụ không thể thiếu đối với bất kỳ nhà thiết kế đồ họa nào. Tuy nhiên, để chọn được 1 chiếc stylus chất lượng, phù hợp với nhu cầu lại không phải điều dễ. Khi hiện nay trên thị trường, ngày càng có nhiều sản phẩm stylus ra đời. Và bài viết này sẽ gợi ý cho các bạn 5 chiếc stylus có hiệu quả tốt nhất và nhận được sự yêu thích của đa số các nhà thiết kế.

Adonit Pro 4

Adonit Pro 4 là lựa chọn thích hợp nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ngân sách hạn hẹp. Không chỉ có thiết kế trang nhã, sang trọng, chiếc bút này còn mang đến 1 cảm giác rất gần gũi cho người dùng. Adonit Pro 4 tích hợp tất cả tablet, không cần sạc pin, không cần kết nối bluetooth và cũng không cần dây kết nối. Bạn chỉ cần thao tác bất cứ gì mình muốn trên màn hình mà thôi.

Đầu của chiếc bút được thiết kế theo dạng Precision Disc (đĩa nhỏ trong suốt). Giúp tăng khả năng tương tác, không gây xước màn hình và đầu đĩa trong suốt. Đồng thời không che khuất đi nét vẽ.

Thông số Adonit Pro 4

Kích thước: 9.25 mm x 124.7 mm

Trọng lượng: 22gr

Chất liệu: Aluminum. 

Giá bán dao động trên thị trường tầm khoảng: 850.000 đồng.

Adonit Pixel

Đây cũng là người anh em cùng nhà với Adonit Pro 4. Và là sản phẩm được đầu tư công nghệ cao cấp nhất của thương hiệu Adonit.

Adonit Pixel mang đến cho người dùng cảm giác chân thực đến từ nét vẽ tự nhiên.

Khả năng kết nối Bluetooth ổn định, công nghệ Palm rejection hiện đại giúp bạn chạm tay vào màn hình mà không loạn cảm ứng khi sử dụng. Ngoài ra stylus này còn có khả năng cảm ứng lực ấn với 2048 mức độ cảm ứng khác nhau. Từ đó đa dạng nét vẽ của bạn.

Tuy nhiên, Adonit Pixel có 1 điểm trừ, đó là nó chỉ tích hợp với các thiết bị thuộc Apple.

Thông số của Adonit Pixel:

Kích thước: 10.5mm x 150mm

Ngòi bút: 1.9mm

Trọng lượng: 20gr

Chất liệu: Aluminum

Thời lượng Pin: 15 giờ.

Giá bán dao động khoảng 2.200.000 đồng.

Wacom Bamboo Tip

 

Wacom Bamboo Tip được thiết kế rất tối giản, chỉ với 1 màu duy nhất. Và nhìn không khác gì chiếc bút bi bình thường. Phần thân bút được trang bị 1 đèn led nhỏ để báo hiệu thời gian sử dụng hay đang sạc.

Với công nghệ Reflective Electro-Static, truyền một điện tích vào ngòi bút. Nó cho phép bạn thao tác ngay với màn hình cảm ứng sau khi bật mà không cần kết nối Bluetooth.

Thông số Wacom Bamboo Tip

Kích thước: 10mm x 142mm

Ngòi bút: 1.9mm

Trọng lượng: 16gr

Chất liệu: Aluminum

Thời lượng Pin: 20 giờ.

Giá của chiếc bút này cũng không quá cao, chỉ dao động khoảng: 1.600.000 đồng.

Sensu Artist Brush & Stylus

Thiết kế của chiếc bút này giống như 1 chiếc cọ vẽ. Với 1 đầu cao su cảm ứng và 1 đầu cọ. Phần đầu cọ khi đem đến cho người dùng cảm giác rất chân thực. Sợi cọ mềm với độ dày vừa đủ. Tuy không thể như cách vẽ với sơn thật nhưng cũng đem đến trải nghiệm đặc biệt thú vị. Chưa hết, thiết kế kim loại giúp Sensu khá chắc chắn. Thân bút cầm thoải mái vì có phần nắp bút được nối dài.

Vì thị trường Việt Nam hiện chưa bán. Cho nên nếu bạn muốn sở hữu chiếc bút này thì phải đặt hàng từ nước ngoài.

Thông số 

Kích thước: 9.2mm x 115mm 

Trọng lượng: 21gram

Không cần sạc pin

Giá thành của chiếc stylus này khá rẻ, chỉ tầm 200.000 đến 400.000 đồng.

Fifty Three Pencil

Gợi ý cuối cùng trong danh sách này chính là chiếc Fifty Three Pencil. Cũng là chiếc có thiết kế đặc biệt nhất. Không theo kiểu dáng trụ tròn gọn, sản phẩm được thiết kế theo hình dáng hộp chữ nhật dẹt rất độc đáo. Và không gây cảm giác bất tiện với người sử dụng. Nhờ trọng lượng khá nặng nên khi cầm khá chắc tay. Thêm vào mặt bút nhám nên không bị trơn trượt. 

Ngoài ra các thao tác hay chức năng cũng quen thuộc, Fifty Three Pencil hỗ trợ kết nối Bluetooth với các thiết bị IOS và Android. 

Điểm cộng lớn nhất đến từ thời lượng sử dụng lên đến 1 tháng sau 90 phút sạc.

Thông số Fifty Three Pencil

Kích thước: 137mm x 15mm x 7.2mm

Trọng lượng: 36gr

Thời lượng pin: 1 tháng

Giá bán dao động khoảng: 1.400.000 đồng.

Trên đây là tổng hợp 5 chiếc stylus được nhiều nhà thiết kế đồ họa tin dùng nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý trong việc lựa chọn công cụ hỗ trợ công việc. Chúc các bạn luôn thành công. Và đừng quên theo dõi PC Chính Hãng để tiếp tục cập nhật những kiến thức, chia sẻ hay ho về lĩnh vực thiết kế đồ họa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone