7 cách hữu hiệu để chống lại căng thẳng trong công việc

357 lượt xem
Street công việc

Trừ khi bạn là một thiền sư, nếu không, bạn không thể tránh khỏi chuyện gặp căng thẳng trong công việc. Đôi khi, sự kích thích của việc hoàn thành deadline có thể là động lực, hoặc thậm chí tiếp thêm sinh lực để bạn phấn đấu. Nhưng khi áp lực tại nơi làm việc cao đến mức khiến các triệu chứng căng thẳng bao gồm nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về công việc của bạn xuất hiện gần như liên tục, thì đã đến lúc khắc phục điều đó. 

Sắp xếp mọi thứ có tổ chức

Stress 1

Ngay cả khi bạn cảm thấy mình làm việc tốt nhất trong sự bừa bộn. Thì việc sắp xếp lại mọi thứ thật ngăn nắp cũng sẽ giảm mức độ căng thẳng xuống ở một vài khía cạnh.

Không ai thích cảm giác bước vào một mớ hỗn độn. Trước khi bước ra khỏi cửa vào cuối ngày làm việc hãy dành vài phút để lướt qua chiếc bàn của bạn. Vứt mọi thứ không cần thiết chất đống trên bàn và sắp xếp lại không gian làm việc.

Và trước khi bắt đầu một ngày mới, hãy lập kế hoạch và liệt kê các công việc theo thứ tự quan trọng. Bằng cách đó, bạn sẽ biết những gì cần giải quyết trước tiên.

Xác định các yếu tố gây căng thẳng của bạn

Dành thời gian để biết những gì thực sự khiến bạn căng thẳng (deadline, danh sách việc cần làm quá dài, v.v.) là bước đầu tiên để khắc phục vấn đề.

Bước tiếp theo là chú ý đến cách bạn phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng. Ví dụ, khi ai đó thêm một nhiệm vụ vào danh sách việc cần làm bị nhồi nhét quá mức của bạn, bạn có la lên không? Hay sẽ âm thầm tự vượt qua nó? Bằng cách nhận ra cách phản ứng của mình, bạn có thể tập trung vào việc tìm ra những cách hiệu quả hơn để giải quyết nguyên nhân.

Xem lại những gì bạn ăn và uống

Stress 2
Vegetables on round chopping board, symbol for intermittent fasting

Hãy hạn chế uống cà phê, trà, đường, nước ngọt và rượu. Đồ ăn nhanh có thể nhanh gọn và dễ dàng cho bữa trưa. Và đồ uống sau giờ làm việc nghe có vẻ hấp dẫn khi bạn quá căng thẳng. Nhưng khi bạn sử dụng ngày này qua ngày khác, chúng có thể làm sự căng thẳng thêm trầm trọng. 

Nghỉ giải lao

Nhìn chằm chằm vào bảng tính hoặc tài liệu Word sẽ không làm cho công việc bớt căng thẳng hơn — thực tế là có thể ngược lại. Vì vậy, hãy đi lại 1 chút, tập một số tư thế yoga dễ dàng tại bàn làm việc. Hãy làm điều gì đó giúp bạn thoát khỏi căng thẳng và giúp đầu óc tỉnh táo hơn.

Một cách để kéo bạn ra khỏi trạng thái tinh thần hiện tại đó là thiền. Thiền có thể đơn giản như một bài tập thở sâu trong 5 phút. 5 phút đó, hãy cố gắng tập trung sự chú ý vào một hình ảnh đơn giản và thư giãn, hít thở thật sâu. 

Chia sẻ cảm xúc của bạn

Stress 3
Row of three colorful smileys for expressing satisfaction, dissatisfaction and indifference composed on blue background

Một trong những triệu chứng của căng thẳng là cô lập bản thân với người khác. Điều này có thể làm tăng cảm giác căng thẳng. Vì nó khiến bạn cảm thấy như thể đang làm việc một mình. Nhưng bạn không cần phải làm vậy. Sự giúp đỡ đôi khi là cần thiết để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đôi khi một chút trút bầu tâm sự có thể giúp bạn giải tỏa tâm lý. Vì vậy, hãy tìm một người bạn hoặc một đồng nghiệp đáng tin cậy để bạn có thể tâm sự.

Dành thời gian thư giãn, giải trí

Mọi thứ của bạn chỉ xoay quanh công việc chứ không phải vui chơi khiến một ngày rất căng thẳng. Do đó, bạn nên dành thời gian cho các hoạt động giải trí để thư giãn và nạp lại năng lượng. Nếu có 1 kỳ nghỉ đang chờ bạn, đừng ngại dành thời gian cho nó. 

Tìm một công việc mới

Workaholic 4

Khi bạn đã làm tất cả những gì có thể để loại bỏ những căng thẳng lớn khỏi cuộc sống công việc của mình. Và bạn vẫn sợ hãi những ngày Thứ Hai, sợ thức dậy sau những cơn ác mộng do công việc gây ra. Sức khỏe, hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân bị ảnh hưởng. Hãy tìm những công việc khác cho phép bạn khỏe mạnh, hạnh phúc và hiệu quả.

Nếu bạn phải đối mặt với sự căng thẳng mỗi ngày, hãy kiểm soát ngay lập tức. Trước khi chúng làm tê liệt hiệu suất làm việc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Trên đây là 7 cách mà bạn có thể áp dụng để xua tan sự mệt mỏi, lấy lại tinh thần làm việc hưng phấn. Hy vọng với những gì bài viết chia sẻ, đã giúp ích được cho các bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp. Tiếp tục theo dõi PC CHÍNH HÃNG để cập nhật những thông tin, kiến thức hay ho, bổ ích nhé.

Xem thêm: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức trong công việc

Phone